HOA HỒNG TRẮNG - Chương II: Trở về cố hương
Chiếc tàu I - rông - đen khởi hành từ hải cảng Mác Xây bên Pháp, trên đường sang Đông Dương đã gần một tháng. Phần lớn hành khách trên tàu là những nhà buôn giàu sụ, dăm nhà du lịch, vài nhà báo vừa Pháp vừa Phi Châu. Đặc biệt có một số sĩ quan Pháp mới tốt nghiệp trường Võ Bị Sanh Sia được gửi sang bổ sung cho những đơn vị dã chiến ở Việt Nam. Ngoài số người kể trên, còn có vài chục sinh viên Việt Nam, con cháu những người giàu, du học ở Anh, Pháp, Ý, Đức, .... cũng đáp tàu về nước. Trong số này, phần lớn là những sinh viên ít tuổi, hăng hái hoạt động, họ chỉ có một ý nghĩ đơn giản: Ở Việt Nam đang loạn lạc, từ năm 1945 đến nay, sau khi Việt Minh cướp chính quyền, quân Tàu Tưởng và Anh - Ấn sang tước khí giới Nhật, rồi quân Pháp núp sau thế quân đội Anh - Ấn lại trở mặt gấy chiến với Việt Minh ở Nam Bộ. Đến tháng 12 năm 1946, quân Pháp chính thức tấn công chiếm Hải Phòng, Hà Nội và trở lại thống trị nhân dân Việt Nam. Nhưng Việt Minh đã rút ra khỏi các thị trấn được an toàn và phát động du kích chiến khắp nơi, làm cho sự buôn bán kinh doanh của gia đình họ bị đình trệ, không còn đủ sức gửi tiền sang nuôi họ ăn học được nữa, thành thử họ phải trở về, đem "tài ba" ra "giúp nước", theo lời kêu gọi của thủ tướng Nguyễn Văn Thinh, trước khi ông ta tự tử.
Hiện nay ông Nguyễn Văn Xuân, một người Việt Nam vào làng Tây đang nắm quyền, cũng có vẻ sính tụi sinh viên ở Pháp lắm, thế là họ tình nguyện về nước cộng tác với chính phủ Xuân để mưu đồ công danh sự nghiệp.
Trong số này, nếu ta để ý thì sẽ thấy có một chàng sinh viên vừa ở Ý về, xem chừng là con nhà gia thế, có khuôn mặt rất đẹp trai, mắt sáng, lông mày thanh tú, mũi thẳng, mặt trắng trẻo, má còn như bụ sữa, cái miệng khi nói có đôi chút kiêu kỳ; chứng tỏ chàng ta được nuông chiều từ nhỏ.
Chàng ta ở riêng một căn phòng hạng nhất trên tàu, suốt ngày chỉ nằm dài đọc sách, xem báo, ít ra ngoài tiếp xúc với bạn đồng hành. Chỉ những buổi sớm, gã trở dậy, sau khi người phục vụ đã đem nước cho gã rửa mặt, gã ra sân tập vài động tác thể dục, thở hít khí trời trong trẻo ban mai, sau đó xuống buồng ăn điểm tâm. Các sinh viên gặp gã có bắt chuyện nhưng gã chỉ trả lời qua quýt hoặc nhếch mép cười nửa miệng.
Gã tên là Nguyễn Bảo Trung, vừa ở Viên về theo thư gọi của bố là Nguyễn Ứng Lại, một nhân vật quan trọng, có thế lực ở Pháp. Bảo Trung được gọi về Pháp để nhận lệnh của bố, phải về Việt Nam giúp chính phủ Nguyễn Văn Xuân trong việc tổ chức quân đội quốc gia, vì trước đây một tháng, đại tá Nguyễn Toàn Cơ, bạn chí thân của Ứng Lại, hiện đang phụ trách cơ quan an ninh mật vụ ngoài Bắc Việt có viết thư cho Ứng Lại nói rõ khó khăn ở trong nước, nhất là ở ngoài Bắc. Quân du kích Việt Minh hoạt động ráo riết ở khắp mọi nơi, tổ chức an ninh và hệ thống ngụy quyền rất lỏng lẻo, lại thiếu sĩ quan có khả năng, Ứng Lại hứa với Toàn Cơ sẽ cho con trai mình, vừa tốt nghiệp trường Sĩ Quan Tham Mưu Mút Sô bên Ý trở về Việt Nam "giúp nước".
Bản thân Bảo Trung bị bố gọi về một cách đột ngột, gã không lấy gì làm vui vẻ cho lắm vì gã đang sống phè phỡn trong dịp hè, giữa thủ đô Vien tưng bừng náo nhiệt, bên dòng sông Đa - Nuýp thơ mộng, cạnh mấy cô đào lẳng lơ.
Sau khi về gia đình gặp bố, và cũng do tính hiếu động của tuổi trẻ, Bảo Trung hăng hái nhận nhiệm vụ, gã cũng muốn áp dụng những điều học được vào thực tế với một quyết tâm chống cộng sản mà ở trường người ta đã nhồi vào sọ gã. Gã còn nhớ mãi câu nói của tên tướng Rít - Phây, huấn luyện viên của trường rằng: "Trên thế giới này, ở đâu có bàn tay cộng sản thì ở đó có chiến tranh, phải tiêu diệt cho hết cộng sản thì giai cấp chúng ta mới có thể sống được". Gã đã lấy câu nói đó làm phương châm. Dù có nhớ nhung luyến tiếc cuộc sống xa hoa chăng nữa, gã cũng không quên được nhiệm vụ và mục đích mà nhà trường đế quốc đã huấn luyện cho gã.
Trước khi từ giã Paris, bố gã đã chuẩn bị cho gã rất chu đáo trong cuộc hành trình, vì vậy gã được thuyền trưởng và các nhân viên trên tàu kính nể.
Về nước chuyến này, có lẽ sẽ được gánh vác một trọng trách trong quân đội quốc gia, nên gã phải giữ bí mật nhiệm vụ của mình, gã không tiếp xúc với các sinh viên khác cũng bởi lý do đó.
Tàu cập bến Sài Gòn, đa số các sinh viên quê ở Nam Bộ đều lên bờ. Bảo Trung, đáng lẽ đáp máy bay ra Bắc thì nhanh hơn, nhưng gã được thuyền trưởng cho biết tàu I - rông - đen chỉ ở Sài Gòn vài ngày rồi ra Bắc. Bởi thế, gã thay đổi ý định, không đi máy bay nữa mà ở lại Sài Gòn chơi mấy ngày cho thỏa thích, vì gã biết rằng ra Bắc sớm chỉ tổ chết ngốt với cái không khí oi bức mà thôi.
Tàu cập bến Sài Gòn, đa số các sinh viên quê ở Nam Bộ đều lên bờ. Bảo Trung, đáng lẽ đáp máy bay ra Bắc thì nhanh hơn, nhưng gã được thuyền trưởng cho biết tàu I - rông - đen chỉ ở Sài Gòn vài ngày rồi ra Bắc. Bởi thế, gã thay đổi ý định, không đi máy bay nữa mà ở lại Sài Gòn chơi mấy ngày cho thỏa thích, vì gã biết rằng ra Bắc sớm chỉ tổ chết ngốt với cái không khí oi bức mà thôi.
Ngày hôm ấy, gã đánh điện báo tin cho đại tá Toàn Cơ biết và nói rõ ý định của gã. Nhận được điện, Toàn Cơ rất mừng, căn dặn gã phải giữ gìn sức khỏe, khi nào tàu ra đến Hải Phòng, Toàn Cơ sẽ cho máy bay xuống đón.
Năm ngày sau, tàu I - Rông - Đen lại khởi hành ra Bắc, kỳ này, tàu vận chuyển một số lượng lớn gạo, thực phẩm cùng hàng hóa và có thêm những nhà buôn Hoa kiều, một số sinh viên ra Bắc thăm gia đình, và một số chính khách đang công cán trong chính phủ.
Năm ngày sau, tàu I - Rông - Đen lại khởi hành ra Bắc, kỳ này, tàu vận chuyển một số lượng lớn gạo, thực phẩm cùng hàng hóa và có thêm những nhà buôn Hoa kiều, một số sinh viên ra Bắc thăm gia đình, và một số chính khách đang công cán trong chính phủ.
Sau bao nhiêu năm xa đất nước, nay trở về, được thấy tận mắt những sinh hoạt của đồng bào ở cố hương, Bảo Trung cảm thấy bồi hồi tuy trong nước còn đang xảy ra chiến tranh ác liệt giữa quân đội Viễn Chinh Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, tri thức, Bảo Trung được nuông chiều nhất mực, từ nhỏ , gã theo cha sang Pháp. Sau khi tốt nghiệp trung học, gã vào học tại trường luật ở Paris, nhưng vì đại chiến thế giới bùng nổ nên việc học bị gián đoạn. Tới khi đại chiến kết thúc, gã nhận thấy rằng trong thời đại chiến tranh, phải làm một anh quan võ thì mới vẻ vang. Từ đó gã quyết tâm theo học trường quân sự.
Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, tri thức, Bảo Trung được nuông chiều nhất mực, từ nhỏ , gã theo cha sang Pháp. Sau khi tốt nghiệp trung học, gã vào học tại trường luật ở Paris, nhưng vì đại chiến thế giới bùng nổ nên việc học bị gián đoạn. Tới khi đại chiến kết thúc, gã nhận thấy rằng trong thời đại chiến tranh, phải làm một anh quan võ thì mới vẻ vang. Từ đó gã quyết tâm theo học trường quân sự.
Giờ đây ước vọng của gã sắp thành sự thật, chỉ ít ngày nữa gã sẽ đàng hoàng đeo lon sĩ quan và phụ trách một công tác đặc biệt trong quân đội quốc gia thuộc khối liên hiệp Pháp. Đối với gã, như vậy đã là đem "tài ba giúp nước" rồi.
Đứng trên tàu, Bảo Trung đưa mắt nhìn những hành khách đang hối hả bước lên những bậc thang, gã để ý trong số hành khách mới, có một thanh niên mặt mũi sáng sủa, khỏe mạnh, một tay xách chiếc vali, một tay vác chéo chiếc đàn ghi ta trên vai. Chàng thanh niên này rất vui vẻ cởi mở với những người xung quanh, anh ta đang ghé vai để cho một ông cụ già vịn cho đỡ mỏi khi bước lên tàu. Khi đi qua trước mặt Bảo Trung, người thanh niên ấy còn cúi xuống nhặt giúp gã chiếc khăn mùi xoa mà trong khi mải chú ý nhìn mọi người, gã đã đánh rơi. Khi trao trả chiếc khăn, người thanh niên mỉm cười nhìn Bảo Trung với con mắt rất thiện cảm và nói:
- Ồ, anh có chiếc khăn đẹp quá, thế mà để rơi bẩn mất!
Bảo Trung cũng mỉm cười, gã kiêu kỳ trả lời bằng tiếng Pháp:
- Cảm ơn anh, tôi mải nhìn mọi người nên sơ ý.
Người thanh niên cũng hỏi lại gã bằng tiếng Pháp:
- Anh về Hải Phòng hay Hà Nội?
- Tôi về Hà Nội
- Ồ, anh có chiếc khăn đẹp quá, thế mà để rơi bẩn mất!
Bảo Trung cũng mỉm cười, gã kiêu kỳ trả lời bằng tiếng Pháp:
- Cảm ơn anh, tôi mải nhìn mọi người nên sơ ý.
Người thanh niên cũng hỏi lại gã bằng tiếng Pháp:
- Anh về Hải Phòng hay Hà Nội?
- Tôi về Hà Nội
Chàng thanh niên lịch sự chìa tay ra bắt và nói:
- Tôi cũng về Hà Nội, rất hân hạnh được làm quen với anh.
Lần đầu tiếp xúc với một thanh niên Việt Nam, Bảo Trung thấy thoải mái dễ chịu, gã tự nhiên có cảm tình ngay, gã niềm nở và vui vẻ:
- Rất mong được làm quen với anh, chúng ta sẽ là bạn đồng hành.
- Tôi ở căn buồng gần đây, thật may mắn được gặp anh.
- Tôi cũng về Hà Nội, rất hân hạnh được làm quen với anh.
Lần đầu tiếp xúc với một thanh niên Việt Nam, Bảo Trung thấy thoải mái dễ chịu, gã tự nhiên có cảm tình ngay, gã niềm nở và vui vẻ:
- Rất mong được làm quen với anh, chúng ta sẽ là bạn đồng hành.
- Tôi ở căn buồng gần đây, thật may mắn được gặp anh.
Nói xong, người thanh niên gật đầu tạm biệt để mang đồ đạc về buồng mình. Bảo Trung nhìn theo vẻ thiện cảm.
Ngày hôm ấy, họ đã làm quen với nhau. Người thanh niên tự giới thiệu là Hoàng Ánh, sinh viên y khoa năm thứ nhất, cha là dược sĩ ở Hà Nội, có biệt thự ở gần bãi biển ngoài Đồ Sơn, nhân dịp này về thăm gia đình và nghỉ hè luôn thể.
Bảo Trung cũng giới thiệu mình là sinh viên trường luật ở Paris nghỉ hè về thăm ông bác ở Hà Nội, gã giấu tên thật, xưng tên là Phan Trường.
Ngày hôm ấy, họ đã làm quen với nhau. Người thanh niên tự giới thiệu là Hoàng Ánh, sinh viên y khoa năm thứ nhất, cha là dược sĩ ở Hà Nội, có biệt thự ở gần bãi biển ngoài Đồ Sơn, nhân dịp này về thăm gia đình và nghỉ hè luôn thể.
Bảo Trung cũng giới thiệu mình là sinh viên trường luật ở Paris nghỉ hè về thăm ông bác ở Hà Nội, gã giấu tên thật, xưng tên là Phan Trường.
Chỉ vài ngày sau, họ đã trở thành một đôi bạn. Có lúc Bảo Trung ngồi chơi ở phòng Ánh, có lúc Ánh nằm dài tán ngẫu bên phòng Bảo Trung, lúc họ nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, lúc nói bằng tiếng Pháp, tâm đầu ý hợp chẳng khác nào đôi bạn cũ.
Bảo Trung nhận thấy người bạn mới có nhiều đức tính đáng mến, nhất là ý thức chống cộng của anh ta rất rõ ràng. Thật là một người cùng chí hướng!
Bảo Trung nhận thấy người bạn mới có nhiều đức tính đáng mến, nhất là ý thức chống cộng của anh ta rất rõ ràng. Thật là một người cùng chí hướng!
Cuộc hành trình của chiếc tàu I - rông - đen từ Sài Gòn ra Bắc gặp nhiều thuận lợi. Đôi bạn Trường và Ánh ngày càng mật thiết, Bảo Trung đã không e ngại gì nữa, hàng ngày hàn huyên, trao đổi về học tập, tình hình thời sự, hoàn cảnh gia đình, đời tư, nhưng có điều Bảo Trung giấu kín là việc đi học sĩ quan tham mưu và công tác đang chờ đợi. Gã nói: "Có lẽ sau này tôi sẽ làm luật sư ở một tòa án nào đó ...."(1) (Đoạn này tự ý thay đổi từ "gã" sang "tôi" vì lời dẫn đang nói đây là lời của Bảo Trung)
Về phía Ánh, anh ta về thẳng Đồ Sơn, nơi có biệt thự để nghỉ mát, có lẽ cha mẹ anh cùng cô em gái đã về đây rồi. Em gái Ánh, hiện nay đang theo học y dược ở Hà Nội. Nhân dịp này, Ánh ngỏ ý muốn mời Bảo Trung về nhà mình chơi ít ngày sau sẽ cùng lên Hà Nội cũng không muộn. Bảo Trung nhận lời, gã cũng muốn ngao du cho biết đây biết đó ngoài xứ Bắc nên thơ. Thấy Ánh nói có cô em gái tên Lan cũng về nghỉ hè, nên gã càng cảm thấy phấn khởi.
Tàu cập bến Hải Phòng, Ánh và Bảo Trung cùng vào khách sạn Nam Phương nghỉ ngơi. Hai người cùng đánh điện báo tin cho người nhà biết để đón. Bảo Trung báo cho Toàn Cơ biết ý định muốn ra Đồ Sơn nghỉ ngơi ít ngày cho lại sức, Toàn Cơ rất đỗi vui mừng, chiều ý gã, chỉ khuyên: Phải cẩn thận, nên liên lạc với Sở an ninh Hải Phòng xin lính đi hộ vệ, vì từ Hải Phòng đi Đồ Sơn dạo này có nhiều du kích hoạt động. Khi tới Đồ Sơn thì ra ngày khách sạn dành riêng cho các sĩ quan mà nghỉ. Mặt khác, Toàn Cơ ra chỉ thị cho Sở an ninh Hải Phòng và Kiến An tăng cường các biện pháp kiểm soát và bảo vệ khu vực nghỉ mát của các sĩ quan. Do tính ham phiêu lưu mạo hiểm, hai thanh niên đáp chuyến xe thường xuống Đồ Sơn. Vả lại, Bảo Trung cũng sợ rằng: càng tiền hô hậu ủng càng dễ lộ chân tướng nên gã theo Ánh về Đồ Sơn như những người du lịch khác. Cuộc hành trình do đó cũng rất thoải mái và thú vị.
Cứ trông hai chàng thanh niên ngồi gần nhau, ai cũng bảo là anh em, vì hai người cũng có một khuôn mặt giống nhau, duy Ánh trông già dặn và đen hơn đôi chút. Chẳng mấy chốc xe đã đến khu vực Đồ Sơn. Xe vừa dừng lại thì một ông già khỏe mạnh, dáng chừng là lão bộc chạy vội đến bến xe. Khi hai người vừa bước xuống, ông lão gọi rối rít:
- Cậu Ánh! Cậu Ánh! Cháu ra đón cậu đây.
Ánh mừng rỡ reo lên:
- Ồ, già Thuân! Già ra đón tôi à? Cậu mợ tôi có khỏe không, em Lan tôi đã về chưa?
Già Thuân đáp:
- Ông bà vẫn khỏe, mong cậu lắm! Còn cô Lan cũng mới về hôm kia. Cả nhà đang đợi cậu. Được tin cậu về, tôi ra từ sớm đón cậu đấy! - Đoạn già Thuân trỏ Bảo Trung hỏi - Thế còn ai về với cậu đấy?
- A, giới thiệu với già: anh Phan Trường, bạn thân của tôi cùng về chơi ít ngày. - Rồi Ánh vui vẻ giới thiệu với Bảo Trung - Đây là già Thuân, cũng ở với gia đình tôi từ thuở tôi còn nhỏ, một người lão bộc rất trung thành.
Già Thuân vội vàng xếp mấy chiếc vali vào đòn gánh quẩy đi trước, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, làm Bảo Trung cũng thấy vui vui.
- Cậu Ánh! Cậu Ánh! Cháu ra đón cậu đây.
Ánh mừng rỡ reo lên:
- Ồ, già Thuân! Già ra đón tôi à? Cậu mợ tôi có khỏe không, em Lan tôi đã về chưa?
Già Thuân đáp:
- Ông bà vẫn khỏe, mong cậu lắm! Còn cô Lan cũng mới về hôm kia. Cả nhà đang đợi cậu. Được tin cậu về, tôi ra từ sớm đón cậu đấy! - Đoạn già Thuân trỏ Bảo Trung hỏi - Thế còn ai về với cậu đấy?
- A, giới thiệu với già: anh Phan Trường, bạn thân của tôi cùng về chơi ít ngày. - Rồi Ánh vui vẻ giới thiệu với Bảo Trung - Đây là già Thuân, cũng ở với gia đình tôi từ thuở tôi còn nhỏ, một người lão bộc rất trung thành.
Già Thuân vội vàng xếp mấy chiếc vali vào đòn gánh quẩy đi trước, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, làm Bảo Trung cũng thấy vui vui.
Cậu ấm này về Đồ Sơn chơi có hai lý do. Một là sau cuộc hành trình dài, được nghỉ ngơi mát mẻ sẽ lấy lại sức khỏe mau chóng. Hai là quen biết thêm gia đình Ánh. Thấy Ánh nói em gái Ánh cũng đã về, Bảo Trung đã hình dung ra một cô gái có nước da trắng mịn, đôi mày lá liễu, đôi mắt bồ câu mơ màng say đắm, đôi môi đỏ thắm và hàm răng ngà với những ngón tay búp măng mềm mại. Trong những ngày đẹp đẽ vui tươi này, có bạn hiền tri kỷ, lại có người đẹp ở bên thì còn gì thú vị hơn? Gã thấy tâm hồn nhẹ nhàng lãng quên hết cả mệt nhọc.
Riêng Ánh càng về gần đến nhà thì như có điều gì suy nghĩ, ít nói hơn. Thi thoảng anh nói thầm với già Thuân điều gì không rõ, trong ánh mắt hai người vụt lên những tia khác thường mà Bảo Trung không để ý thấy. Đột nhiên Ánh quay sang hỏi Bảo Trung:
- Anh Trường có nhận thấy phong cảnh đất nước ta đẹp không?
- Ồ, thật là tuyệt diệu, tôi đã qua Thụy Sỹ, qua Viên, qua Luân Đôn nhưng không đâu có phong cảnh đặc biệt như ở nước nhà. Tiếc rằng còn đang chiến tranh, mai sau quét sạch được tụi Việt Minh, tôi sẽ bảo ba tôi về đây xây một biệt thự để mùa hè về nghỉ mát thì vui biết chừng nào! - Gã nói, giọng mơ màng.
- Tiếc rằng hiện nay còn chiến tranh, một cuộc chiến tranh không giới hạn - Ánh nói bâng quơ
- Đấy! Ta phải tiêu diệt hết bọn phiến loạn Việt Minh, bọn cộng sản trong nước, để giành lấy cuộc sống tự do của chúng ta. Và sẽ xây dựng một thế giới dân chủ mà chúng ta là những người tri thức, phải nắm quyền lãnh đạo. Anh có đồng ý không?
- Anh Trường có nhận thấy phong cảnh đất nước ta đẹp không?
- Ồ, thật là tuyệt diệu, tôi đã qua Thụy Sỹ, qua Viên, qua Luân Đôn nhưng không đâu có phong cảnh đặc biệt như ở nước nhà. Tiếc rằng còn đang chiến tranh, mai sau quét sạch được tụi Việt Minh, tôi sẽ bảo ba tôi về đây xây một biệt thự để mùa hè về nghỉ mát thì vui biết chừng nào! - Gã nói, giọng mơ màng.
- Tiếc rằng hiện nay còn chiến tranh, một cuộc chiến tranh không giới hạn - Ánh nói bâng quơ
- Đấy! Ta phải tiêu diệt hết bọn phiến loạn Việt Minh, bọn cộng sản trong nước, để giành lấy cuộc sống tự do của chúng ta. Và sẽ xây dựng một thế giới dân chủ mà chúng ta là những người tri thức, phải nắm quyền lãnh đạo. Anh có đồng ý không?
Ánh gật gù không trả lời, và dù anh có trả lời thì Bảo Trung cũng chằng hiểu gì hết.